• Trang chủ
  • Doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ” trong đại dịch

    Doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ” trong đại dịch

    0
    818

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với biến chủng Delta diễn biến phức tạp, nguy hiểm và khó lường,

    Đợt bùng phát mạnh của làn sóng lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Thực trạng tình hình chung đó khiến cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nặng nề. Đang đối mặt với các thách thức, khó khăn lớn, làm thế nào để biến “nguy” thành “cơ”, quyết tâm vượt qua cơn sóng gió đại dịch để tiếp tục trụ thế và phát triển bền vững, đây là những bài toán mới đang được đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung để thích ứng linh hoạt mới với hậu đại dịch bệnh COVID-19.

    Ảnh minh họa

    Trong năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm 4,4%, thì mức tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng GDP) năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91%. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều năm, nhưng so với bức tranh kinh tế toàn cầu, Việt Nam được xem là điểm sáng của kinh tế toàn cầu, là một trong 4 nền kinh tế có mức tăng trưởng dương trên thế giới. Ghi nhận đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, phải kể đến con số ấn tượng của khu vực doanh nghiệp với trên 60% GDP. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể) là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với gần 40% GDP, là mức đóng góp cao nhất trong các thành phần kinh tế hiện nay. ​Thế nhưng, trong 8 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 24 nghìn doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Không tiếp cận được khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh thu giảm mạnh, phải cho nhiều lao động nghỉ việc, đến nay vẫn lao đao. Theo dự báo, số doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất hoặc phá sản cũng sẽ tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì do tính hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nay sẽ còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất sẽ tăng nhanh.

    Tất cả các nền kinh tế đều đồng thời bị tác động bất ngờ theo cách như nhau do COVID-19.

    Như vậy, để tiếp tục khẳng đinh vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khi Nhà nước đang triển khai đồng bộ hóa các giải pháp và nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, khó khăn, thì tự thân mỗi doanh nghiệp phải vựt lên, biến thách thức thành cơ hội cho mình.

    Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS- COV-2 

    Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, tập đoàn kinh tế đa ngành, trên nền tảng thành quả thực hiện các mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát tiển kinh tế- xã hội” vừa qua, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh một số giải pháp chủ yếu để nhanh chóng thích ứng an toàn trong điều kiện hậu đại dịch covid như sau:

    Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh của Tập đoàn. Đây là giải pháp trước tiên và tốt nhất để tạo môi trường an toàn vượt qua dịch bệnh.

    Thứ hai, tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch trong toàn thể CBGVNV, phụ huynh và học sinh. Giải pháp này rất quan trọng, bởi vì tỷ lệ các loại vắc xin đã được phê duyệt có tại Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng 100% miễn dịch cho cơ thể người.

    Thứ ba, phát huy cao nhất vai trò, chức năng của tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu.Trong đó, chú trọng xây dựng các kịch bản, các phương án dự phòng cho mọi tình huống để tránh bị động, lúng túng. Đặc biệt, đối với các tập đoàn kinh tế đa ngành thì cần tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất, kinh doanh; chuyển hướng cần thiết để đẩy mạnh phát triển một số loại hình sản xuất, kinh doanh, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường trong tình huống thích hợp nhất để giải quyết bài toán nhàn rỗi lao động và chế độ lương cho đội ngũ. Đồng thời qua đó nhân rộng, quảng bá thương hiệu, thu hút sự đầu tư của thành viên cổ đông, sự quan tâm của khách hàng và của toàn xã hội đối với doanh nghiệp. Như thế, sẽ đưa tập thể doanh nghiệp vào trạng thái thích ứng nhanh nhạy nhất, kịp thời giải quyết hiệu quả được nhiều vấn đề căn cơ, tạo ra nhiều hơn cơ hội cho tập đoàn.

    Thứ tư, nâng cấp nền tảng công nghệ trong lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động. Trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài, việc đầu tư xây dựng hệ thống internet đồng bộ là rất cần thiết để việc tổ chức hiệu quả mọi hoạt động qua hệ thống trực tuyến online.

    Thứ năm, có cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho CBGVNV và học sinh khó khăn do đại dịch Covid-19 như miễn giảm học phí, hỗ trợ máy vi tính, xe đạp và các phương tiện khác. Đồng thời dành nguồn kinh phí thích đáng để tặng thưởng cho đội ngũ CBGVNV đã sáng tạo, dám nghĩ dám làm cùng tập đoàn chiến thắng đại dịch để tiếp tục khơi dậy tinh thần, niềm tin và trách nhiệm của cá nhân và tập thể.

    Thứ sáu, tích cực đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giáo dục. Trong đó, chú ý đầu tư nâng cấp và đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học cũng như phương pháp để thực hiện tốt nhất chương trình GDPT mới ở các lớp 1, 2 và lớp 6. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo phương án học tập an toàn nhất cho học sinh trong điều kiện hiện nay. Lấy chất lượng giáo dục làm thước đo để qua đó lan tỏa thương hiệu của nhà trường.

    Khi các mục tiêu đề ra đạt kết quả mỹ mãn trong một bối cảnh chịu tác động gay gắt của đại dịch, thì cũng là cách để khẳng định chính mình. “Cái khó ló cái khôn”là lời nhắc nhở của tiền nhân. Tìm mọi cách để biến “ nguy” thành “ cơ, biến thách thức thành cơ hội để thu hút và tập hợp sức mạnh tổng hợp, đưa doanh nghiệp trụ vững với thị trường, có bước phát triển đột phá trong đại dịch sẽ là mong ước lớn của chúng ta để có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện nay.

    TG Nguyễn Đức Quốc

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!