• Trang chủ
  • 4 kiểu gia đình nuôi dưỡng những đứa trẻ EQ kém, nếu không sửa đổi dễ khiến tương lai con nhiều trắc trở

    4 kiểu gia đình nuôi dưỡng những đứa trẻ EQ kém, nếu không sửa đổi dễ khiến tương lai con nhiều trắc trở

    0
    257

    Không thể phủ nhận rằng, giáo dục gia đình cực kỳ quan trọng đối với con cái. Nếu không may đứa trẻ sinh ra trong một gia đình độc hại, tương lai của chúng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Cách giáo dục của bố mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của con cái. Những người có cuộc sống bất hạnh khi trưởng thành phần lớn đều có liên quan tới gia đình mình khi còn nhỏ. Trên thực tế, có 4 kiểu gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con con cái, có thể khiến chúng gặp không ít trắc trở sau này.

    1. Người bố không gần gũi, dạy dỗ con cái

    Trong hầu hết các gia đình, việc dạy dỗ con cái thường do người mẹ đảm đương vì người bố bận rộn kiếm tiền. Với lý do bận rộn vì công việc, người bố ít khi tiếp xúc, nói chuyện, tương tác với con cái, họ như một cái bóng trong nhà nên còn được gọi là “Shadow Dad”.

    Không chỉ có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình, người bố còn cần làm gương cho con cái, đặc biệt trong vấn đề giáo dục. Khác với cách giáo dục tình thương của người mẹ, người bố có tác động rất lớn trong việc hình thành tính cách của con cái. Nếu không có người bố thường xuyên ở bên cạnh quan tâm, dạy dỗ, con cái có xu hướng trở thành người sống không có trách nhiệm. Sự nghiêm khắc dạy dỗ của người bố sẽ giúp cho con cái trở nên mạnh mẽ, dám đối mặt với khó khăn hơn.

    Để nuôi dạy những đứa con khỏe mạnh và hạnh phúc, vai trò của người bố rất quan trọng trong gia đình. Con cái cần được cảm nhận tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ mới có thể phát triển tốt.

    2. Bố mẹ thường xuyên cãi vã

    Khi bố mẹ cãi nhau, con cái là người tổn thương nhiều nhất. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình thường xuyên cãi vã thường dễ mặc cảm, nhút nhát, rụt rè, cáu gắt, có xu hướng bạo lực.

    Khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau, trẻ cảm thấy chán ghét gia đình mình hơn. Trẻ không cảm nhận được sự ấm áp của gia đình là gì, dần dần trở nên thờ ơ và không tin tưởng vào bố mẹ. Những đứa trẻ như vậy thường sống nội tâm và có một sự tổn thương giấu kín trong lòng.

    Con cái luôn mong được sống trong một gia đình hòa thuận, bố mẹ yêu thương nhau. Nếu được như vậy, trẻ sẽ luôn lạc quan, tự tin và biết yêu thương mọi người. Ngược lại, nếu trẻ sống trong cảnh bố mẹ cãi vã suốt ngày, chúng sẽ không có niềm tin vào cuộc sống, thờ ơ với mọi thứ, dễ đi vào con đường xấu.

    3. Bố mẹ kiểm soát con cái quá mức

    Các nghiên cứu từ trường Đại học London phát hiện ra rằng, bố mẹ kiểm soát quá mức con cái sẽ khiến chúng bị tổn thương tâm lý rất nặng. Trẻ có chỉ số hạnh phúc thấp, có xu hướng phụ thuộc vào người khác khi lớn lên.

    Khi bố mẹ áp đặt những mong muốn của mình lên con cái, họ khiến trẻ cảm thấy như bị giam giữ. Trong khi đó, con người luôn có bản năng tự do, khi bị áp đặt như vậy càng thôi giúc cái tôi tự do bên trong. Trẻ cũng dần lệ thuộc vào bố mẹ, thiếu sức sống, không dám làm bất cứ gì cả.

    Một đứa trẻ để có thể đạt được những thành tựu sau này, chúng cần dựa trên nền tảng được tự do và được bố mẹ ủng hộ. Sự cưỡng ép và sắp đặt hết mọi thứ giống như sợi xích cầm chân con cái.

    4. Bố mẹ bạo lực lời nói con cái

    Giống với bạo lực tay chân, bạo lực bằng ngôn ngữ cũng có thể trở thành vũ khí gây sát thương mạnh đối với một đứa trẻ.

    Khi bố mẹ buông ra một lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn, nó như con dao sắc bén đâm vào trái tim con cái. Theo thời gian, vết thương ngày càng chồng chất và nó sẽ mãi mãi không bao giờ lành. Có những câu nói từ bố mẹ khiến con cái rất đau lòng và cả đời không thể nào quên được, để rồi mỗi khi nhớ tới lại dâng lên một nỗi oán hận với chính bố mẹ mình.

    Lời nói chẳng mất tiền mua nhưng một số bố mẹ chẳng bao giờ nói được câu nào ngọt ngào với con mình. Họ cho rằng “thuốc đắng giã tật”, càng nói khó nghe càng khiến con cái biết điều mà cố gắng lên.

    Một số bố mẹ còn là bậc thầy thôi miên, họ ngày nào cũng gieo rắc vào đầu con cái những câu nói tiêu cực, khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng sâu vào trong tiềm thức, theo thời gian chúng dần mặc định bản thân giống như những lời bố mẹ nói.

    Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) (Dân Việt)

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!