Nếu hoàn thành kế hoạch này, SHB sẽ có năm đầu tiên gia nhập nhóm ngân hàng lợi nhuận chục nghìn tỷ, đồng thời ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Đóng cửa phiên giao dịch 5/4, chỉ số VN-Index giảm 4,67 điểm (0,31%) xuống 1.520,03 điểm; HNX-Index giảm 0,56% xuống 456,1 điểm và UPCom tăng nhẹ 0,03% lên 117,7 điểm.
VN-Index giảm 4,67 điểm (0,31%) xuống 1.520,03 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 25.000 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, sau thông tin tiêu cực liên quan đến Tân Hoàng Minh, nhóm bất động sản, xây dựng cũng giao dịch không quá tích cực, nhiều mã đóng cửa giảm như CTD, DIG, HDG, KBC, NDN, NBB, VGC…
Tương tự, các cổ phiếu "họ FLC" như ROS, FLC, HAI, KLF, AMD, ART, cổ phiếu ngân hàng (ACB, CTG, EIB, MBB, STB, VIB, TCB, SHB, MSB…) hay chứng khoán (AGR, BVS, CTS, HCM, MBS, VDS, SSI, SHS…) cũng đồng loạt giảm điểm trong phiên hôm nay.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu dầu khí giao dịch có phần khởi sắc trong bối cảnh giá dầu thế giới hồi phục mạnh. Các cổ phiếu như CNG, GAS, PGS, PVB, PVD, PXS, BSR, POW… đều tăng.
SHB giảm 1,84% về mốc 21.300 đồng/cổ phiếu.
Nằm trong nhóm ngân hàng, cổ phiếu SHB hôm nay cũng chung "số phận" giảm điểm. Chốt phiên SHB giảm 1,84% về mốc 21.300 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và khối lượng dư mua cũng như dư bán cuối phiên còn khá lớn.
Đây là phiên đỏ lửa thứ 2 liên tiếp của mã này. Cộng với sự giằng co liên tục tại tuần trước, tính chung qua 1 tuần mã này đã mất hơn 1,62% giá trị.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp của bầu Hiển đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao.
Liên quan đến mã này, mới đây Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã đưa ra trong tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, dự kiến tổ chức vào ngày 20/4 tới đây.
Theo tài liệu này, ban lãnh đạo ngân hàng dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2022 đầy tham vọng với việc lần đầu tiên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế vượt mốc 10.000 tỷ đồng.
Cụ thể, SHB dự kiến ghi nhận tối thiểu 11.686 tỷ đồng lãi trước thuế năm nay, tăng tới 87% so với năm 2021. Kỳ vọng này được đưa ra dựa trên tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng ở mức trên 12% và vốn điều lệ tăng 36% so với năm 2021.
Nếu hoàn thành kế hoạch này, SHB sẽ có năm đầu tiên gia nhập nhóm ngân hàng lợi nhuận chục nghìn tỷ, đồng thời ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp của bầu Hiển đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao (gần gấp đôi). Trong năm 2021 trước đó, nhà băng này đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế gần 92%.
Theo Thiên Lý (Dân Việt)