• Trang chủ
  • 28 nước trút đòn vào Nga, Đức ‘phất cờ đầu tiên' vì Ukraine: TT Putin ký lệnh đáp trả, đòn giáng sẵn sàng

    28 nước trút đòn vào Nga, Đức ‘phất cờ đầu tiên' vì Ukraine: TT Putin ký lệnh đáp trả, đòn giáng sẵn sàng

    0
    183

    Điện Kremlin đồng thời cảnh báo "mối nguy hiểm" mà EU sắp phải đối diện khi tự đưa ra quyết định tiến hành "hành động tước đoạt" nhằm vào Nga.

    Ông Putin ký sắc lệnh đáp trả đòn giáng nhằm vào Nga

    RT đưa tin, theo sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký ngày 23/5, Nga có thể tịch thu tài sản của bất cứ thực thể nào tại nước này có liên hệ với Mỹ. Sắc lệnh nhằm đáp trả trường hợp chính phủ Mỹ có bất kỳ hành động tịch thu nào nhằm vào tài sản của Nga.

    Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU, với 27 quốc gia thành viên) đã tiến hành phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc sở hữu của Nga do xung đột ở Ukraine. Các nước phương Tây đang tìm cách sử dụng số tiền này để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Kiev nhằm chống lại Moscow.

    28 nước trút đòn vào Nga, Đức ‘phất cờ đầu tiên' vì Ukraine: TT Putin ký lệnh đáp trả, đòn giáng sẵn sàng- Ảnh 1.

    Ông Putin ký sắc lệnh đáp trả đòn giáng của Mỹ và đồng minh. Ảnh: TASS

    Hôm 28/4, hãng tin Bloomberg dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật cho phép chính quyền nước này tịch thu tài sản của Nga bị nắm giữ ở Mỹ.

    Tới ngày 21/5 vừa qua, EU đã chính thức phê duyệt sử dụng các khoản lợi nhuận thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraine.

    Theo đó, lợi nhuận hằng năm của các tài sản Nga bị phong tỏa, dự kiến từ 2,5 - 3 tỷ Euro và 90% số tiền thu về, sẽ được sử dụng để mua vũ khí cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF). 10% còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.

    Liên minh châu Âu đang đóng băng khoảng 200 tỷ Euro tài sản Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ tại EU. Hiện nay, khoảng 90% tài sản của Nga ở EU đang được giữ tại Công ty dịch vụ tài chính Euroclear, trụ sở ở Bỉ.

    Chỉ 2 ngày sau quyết định của EU, Đức trở thành quốc gia đầu tiên công khai tuyên bố đã sẵn sàng chuyển doanh thu từ tài sản bị phong tỏa của Nga sang cho Kiev, chỉ chờ EU ra cơ chế khả thi.

    Nguồn tin riêng của Reuters từ Bộ Tài chính Đức khẳng định, nếu có một cơ chế khả thi về mặt pháp lý cho phép Đức tận dụng tốt hơn các dòng tài chính từ tài sản bị phong tỏa của Nga trong tương lai, thì "chúng tôi chắc chắn đã sẵn sàng để làm điều đó".

    Đồng thời, Đức khẳng định chỉ tịch thu thu nhập từ tài sản Nga bị phong tỏa, chứ không phải số tài sản gốc.

    Chi tiết sắc lệnh của ông Putin và tuyên bố của Điện Kremlin

    Theo RT, tài liệu về sắc lệnh do Điện Kremlin công bố ngày 23/5 đã phác thảo một cơ chế tương lai, trong đó cho phép mọi thiệt hại do Mỹ gây ra cho Nga được bù đắp bằng tài sản thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ hoặc các tổ chức liên quan.

    Chính phủ Nga và Ngân hàng Trung ương Nga sẽ được trao quyền yêu cầu bồi thường những tổn thất đó thông qua tòa án Nga.

    28 nước trút đòn vào Nga, Đức ‘phất cờ đầu tiên' vì Ukraine: TT Putin ký lệnh đáp trả, đòn giáng sẵn sàng- Ảnh 3.

    EU đã chính thức phê duyệt sử dụng các khoản lợi nhuận thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraine. Ảnh: Stripes

    Tòa án có thể ra quyết định bồi thường dưới hình thức tài sản vật chất hiện có ở Nga, cổ phần trong các doanh nghiệp đã đăng ký ở Nga, hoặc quyền sở hữu tài sản. Nga sẽ chỉ định một ủy ban chính phủ chịu trách nhiệm lên danh sách những đối tượng có thể bị nhắm tới để bồi thường.

    Sắc lệnh của ông Putin cho chính phủ Nga 4 tháng để chuẩn bị khung pháp lý cho cơ chế mới và trình các đề xuất liên quan lên quốc hội để xem xét.

    Một ngày trước khi sắc lệnh của ông Putin được công bố, Điện Kremlin đã đưa ra phản ứng trước việc EU phê duyệt sử dụng các khoản lợi nhuận thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraine.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, việc chuyển lợi nhuận từ tài sản của Nga sang các mục đích khác là "vi phạm tất cả các quy tắc, cũng như chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế".

    Động thái đó sẽ kéo theo những vấn đề pháp lý nghiêm trọng đối với những người đưa ra quyết định và những người lợi dụng quyết định này.

    "EU hiểu rõ nguy hiểm tiềm tàng của những quyết định như vậy và những hậu quả không thể tránh khỏi đối với bản thân họ. Đó là lý do tại sao họ chọn phương án nhỏ hơn (so với việc tịch thu tất cả tài sản)" - Ông Peskov nói - "Tuy nhiên, ngay cả phương án nhỏ hơn cũng không khác gì hành động tước đoạt đối với chúng tôi".

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga - ông Leonid Slutsky - cũng khẳng định Moscow sẽ đáp trả việc EU sử dụng số tiền thu được từ tài sản đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Ông Slutsky nhấn mạnh EU đã hủy bỏ quyền sở hữu tư nhân của phương Tây và cũng đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

    Nguồn: Người Đưa Tin

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!